2. Các bộ phận của xe đạp chia theo công dụng 2.1 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống truyền lực 2.1.6 Líp 2.2 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống chuyển động
Các bộ phận của xe đạp ngày càng được biến đổi. Từ khi được chế tạo lần đầu tiên tới nay. Cấu tạo của xe đạp ngày càng được con người cải tiến và phát triển đa dạng. Xe đạp thay vì chỉ phục vụ cho mục đích đi lại là chủ yếu. Thì đến ngày nay xe đạp còn là một phương tiện. Được sử dụng để giải trí, rèn luyện bảo vệ sức khỏe. Hoặc thi đấu thể thao,… Mời bạn cùng Minh Hải tìm hiểu về cấu tạo xe đạp nhé!
1. Giới thiệu chung về các bộ phận của xe đạp
Xe đạp ngày nay đã có rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là về các bộ phận của xe đạp. Khi so với những thiết kế từ cách đây hơn 200 năm.
Đang xem: Bộ phận của xe đạp
Các bộ phận của xe đạp lúc bắt đầu thường khá đơn giản. Chỉ bao gồm khung xe và hai chiếc bánh xe. Nguyên liệu để làm xe đạp chủ yếu là bằng gỗ.
Ngày nay, tuy rằng xe đạp đã có khá nhiều các kiểu dáng khác nhau. Đồng thời cũng được sử dụng với các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có được một số điểm chung. Xét về nguyên lý truyền động và cấu tạo của xe đạp.
Các bộ phận xe đạp đã được cải tiến theo thời gian để phục vụ lợi ích của người lái
2. Các bộ phận của xe đạp chia theo công dụng
Nếu tính theo công dụng thì các bộ phận của xe đạp sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
2.1 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống truyền lực
2.1.1 Bàn đạp (pê-đan)2.1.2 Đùi 2.1.3 Trục giữa2.1.4 Đĩa 2.1.5 Xích 2.1.6 Líp
Líp xe đạp là bộ phận sẽ nhận truyền động từ xích. Sau đó, chuyển đến bánh sau của xe. Dẫn đến việc làm quay bánh xe. Song song đó, bánh xe chỉ quay theo chiều thuận.
Nhờ vào sự hoạt động của líp. Nên bánh xe vẫn đều đặn chuyển động về phía trước dựa theo quán tính. Mà người đi xe sẽ không cần phải đạp bàn đạp liên tục.
Líp xe đạp gồm 2 bộ phận chủ lực là: cốt và vành
2.1.6.1 Vành
Vành líp sẽ có răng ở bên trong và phía ngoài. Răng bên ngoài nhằm mục đích ăn khớp với xích. Còn răng bên trong sẽ có dạng răng cưa nằm nghiêng về một phía. Và sẽ ăn khớp với cá líp. Chính là một lưỡi thép nhỏ.
2.1.6.2 Cốt
Trong đó, cốt líp thường có 2 rãnh. Nhằm mục đích đặt được 2 cá líp. Nằm bên trong các rãnh, sẽ có một chiếc lò xo nhỏ. Hay có thể là một cái lẫy. Được làm bằng sợi thép nhỏ. Và nó có tính đàn hồi (và được gọi là râu tôm). Nó ở vị trí luôn tì vào cá.
Cốt líp được lắp chặt với moay-ơ của bánh sau bằng ren. Thông thường, đầu nhọn của cá líp sẽ quay theo chiều thuận (nghĩa là theo chiều kim đồng hồ). Thông qua bộ phận truyền động của xích. Trong lúc đó, lò xo sẽ đẩy cá líp lên dẫn đến răng trong vành líp sẽ mắc vào cá líp. Rồi kéo cốt líp quay đều theo cùng chiều vành của líp. Cuối cùng, làm bánh xe quay theo.
2.1.7 Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực
Khi bạn đang đi xe. Trường hợp bạn không đạp bàn đạp. Thì vành líp sẽ không quay. Đồng thời, theo quán tính thì bánh xe vẫn lăn đều về phía trước. Như đã giải thích ở trên, cá líp và cốt líp sẽ cùng quay theo chiều kim đồng hồ. Hơn thế nữa, khi cá líp quay trượt trên răng bên trong của vành líp. Thì sẽ ép lò xo xuống. Song song đó, xe sẽ phát ra những tiếng kêu “tạch tạch”.
Ngược lại, khi xe ở trạng thái đứng yên. Thì nếu ta quay đùi đĩa theo ngược với chiều kim đồng hồ. Sẽ làm răng bên trong trượt lên cá líp. Dẫn đến việc cốt líp không quay được. Cũng vì thế, bánh xe sẽ không quay. Do đó, líp còn được gọi với cái tên là khớp quay một chiều.
2.2 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống chuyển động
Bánh xe (trước và sau).
Trong đó bánh xe gồm: moay-ơ, trục, nam hoa, săm, lốp, vành.
2.2.1 Trục
Trục xe thường được làm bằng thép. Cách hoạt động của nó là bánh xe sẽ quay trên trục bằng cách thông qua ổ bi.
2.2.2 Nan hoa
Nan hoa của xe thường được làm bằng thép.
2.2.3 Săm, lốp
Săm, lốp sẽ được chế tạo bằng cao su tổng hợp. Nhằm mục đích tăng độ êm cho xe, diễn ra trong suốt quá trình chuyển động.
2.2.4 Moay – ơ
Moay – ơ của xe cũng được làm bằng thép. Đồng thời, moay – ơ được liên kết với vành của bánh xe thông qua nan hoa.
2.2.5 Vành bánh xe
Vành bánh xe thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm. Và chúng thường có đường kính là 650mm.
Xem thêm: Xe Máy Honda Nhập Khẩu Từ Thái Lan Mới Nhất Đáng Mua Giá Từ 48Tr
2.2.6 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống chuyển động và các bộ phận của xe đạp truyền lực sẽ có tác dụng truyền động và truyền lực.
Chúng hoạt động khi chúng ta bắt đầu đạp bàn đạp. Lúc đó, lực truyền đi qua đùi xe sẽ làm cho trục giữa quay. Kéo theo việc đĩa quay sẽ kéo xích chuyển động. Dẫn đến việc xích kéo líp và bánh sau cùng quay (bánh chủ động).
Tiếp theo đó, khi bánh xe bắt đầu lăn và quay đều trên mặt đường. Thì sẽ làm cho xe bắt đầu chuyển động về phía trước.
Theo đó nguyên tắc truyền động được hiểu như sau:
Lực từ chân của người đạp sẽ chuyển đến bàn đạp. Từ bàn đạp đi đến đùi xe. Rồi từ trục giữa đi lên đĩa. Tiếp theo là từ xích lên líp. Sau đó được chuyển đến bánh xe sau. Cuối cùng làm xe chuyển động.
Chuyển động được truyền dần từ trục tới xích. Rồi líp nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích và răng trên đĩa, líp thường được gọi là truyền động xích. Vận tốc của xe đạp dựa vào tốc độ đạp xe của người lái. Đồng thời phụ thuộc vào tỉ số truyền của bộ truyền động xích.
2.2.7 Công thức tính tỷ số truyền động
Tỷ số truyền động này sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Trong đó:
D1: đường kính của đĩa (mm)
D2: đường kính của líp (mm)
Z1: số răng của đĩa
Z2: số răng của líp
n1: tốc độ quay của đĩa (đơn vị tính là vòng/phút)
n2: tốc độ quay của líp (vòng/phút)
Theo đó, tốc độ quay của đĩa n1. Sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ đạp chậm hay nhanh của người lái xe.
Đồng thời, tốc độ của xe. Còn phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ quay đều của bánh xe sau (nghĩa là tốc độ quay của líp) n2. Theo đó, với tốc độ quay n1 của đĩa (một trong các bộ phận của xe đạp). Thì chúng ta sẽ có thể sinh ra nhiều tốc độ quay n2 khác nhau của bánh xe. Dựa trên việc đường kính D1 thay đổi (nghĩa là thay đổi số răng Z1). Hay cũng có thể là thay đổi D2 (nghĩa là thay đổi số răng Z2).
Khi tỉ số truyền i>1. Điều này có nghĩa là tốc độ quay đều của đĩa là n1. Thì bánh xe sẽ quay nhanh hơn i lần (n2=i.n1). Nhưng nếu thiết kế tỉ số truyền lực ngày càng lớn. Thì lực của người đạp lên bàn đạp ngày càng lớn.
Cũng chính vì thế, tỉ số truyền động phải không được quá lớn. Đồng thời, khi căn cứ vào tốc độ tối đa của xe đạp có thể đạt được. Mà người chế tạo xe đạp sẽ thiết kế tỉ số truyền lực. Sao cho thích hợp nhất với mục đích sử dụng xe. Đặc biệt, bạn có thể thấy rõ và hiểu sau về nguyên lý này. Khi sử dụng các dòng xe đạp địa hình.
2.3 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống lái
Tay lái (ghi đông)
Cổ phuộc
Hệ thống lái là một trong các bộ phận của xe đạp sẽ giúp chúng ta điều khiển xe dễ dàng và nhẹ nhàng nhất có thể. Nhất là khi muốn chuyển hướng.
Lúc đó, bánh xe trước sẽ có nhiệm vụ dẫn hướng. Nghĩa là hướng chuyển động của xe dựa theo hướng chuyển động rẽ ngoặc của bánh xe trước. Do chính người điều khiển bẻ ngoặc tay lái (ghi – đông) sang trái hay phải.
Nguyên tắc truyền động của hệ thống lái như sau:
Người đi xe sẽ điều khiển tay lái của xe (ghi- đông), lực sẽ được truyền đến cổ phuộc. Tiếp đó là đến càng trước rồi ảnh hưởng đến bánh xe trước. Cuối cùng bạn sẽ có thể thay đổi hướng chuyển động của xe.
Hệ thống lái sẽ giúp chúng ta điều khiển xe dễ dàng và nhẹ nhàng nhất có thể
2.4 Các bộ phận của xe đạp – Hệ thống phanh
Hệ thống phanh thường bao gồm:
Tay phanh
Dây phanh
Cụm má phanh
Đây chính là một phát minh về các bộ phận của xe đạp cực kì tốt. Có nhiệm vụ giúp người điều khiển xe đạp. Có thể làm chủ được vận tốc của xe khi di chuyển trên đường. Nhằm mục đích có được sự an toàn cần thiết khi điều khiển xe.
Phanh xe là một trong các phần quan trọng nằm trong cấu tạo của xe đạp, giúp người lái an toàn khi tham gia giao thông
2.5 Các bộ phận của xe đạp – Khung chịu lực
Lúc mới bắt đầu khung xe chủ yếu được làm bằng vật liệu là gỗ. Nhưng qua thời gian, xe đạp đã được làm bằng nhiều nguyên liệu tốt hơn. Ví dụ như hợp kim thép hợp kim nhôm, carbon.
Khung xe đạp chính là một trong các bộ phận của xe đạp cực quan trọng. Làm xương sống của toàn bộ xe. Chúng có nhiệm vụ liên kết các bộ phận khác nhau của xe lại với nhau. Để trở thành một khối thống nhất.
2.6 Yên xe
Yên xe là vị trí ngồi của người lái. Giúp cho người lái xe đạp có được vị trí điều khiển xe thoải mái, hợp lý nhất.
Yên xe là một trong các cấu tạo của xe đạp, giúp người lái có vị trí ngồi thoải mái
2.7 Ổ bi
Ổ bi chính là một trong các bộ phận của xe đạp, dùng để giảm thiểu ma sát. Ở giữa những chi tiết có chuyển động thường xuyên xoay tròn với nhau như: moay-ơ liên kết với trục bánh trước và trục bánh sau…
Cấu tạo của ổ bi thường bao gồm: côn, bi, nồi.
Côn xe được lắp vào trục (hay được thiết kế liền trục giống như ở trục giữa).
Khi làm việc thì bi sẽ lăn giữa côn và nồi.
Đồng thời, ổ bi được lắp ở giữa moay-ơ và trục bánh xe.
Nếu không có ổ bi. Thì khi quay moay-ơ sẽ hoạt động cọ xát lên trục. Dẫn đến việc sinh ra ma sát lớn. Làm cho nhiệt độ tại mối ghép tăng lên nhanh chóng. Và cuối cùng thì các chi tiết bị mài mòn nhanh hơn.
Xem thêm: Tài Liệu Hướng Dẫn Học Nghề Sửa Chữa Xe Đạp Điện, Xe Máy Điện
2.8 Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận của xe đạp chủ yếu như trên. Thì xe đạp còn có một số các bộ phận khác như: chuông, chắn xích, đèn, chắn bùn,…
3. Kết bài
Trên đây là những thông tin về các bộ phận của xe đạp và cấu tạo của xe đạp. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn biết thêm về loại phương tiện thú vị này nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết chia sẻ tiếp theo của Minh Hải.