Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế xediensuzika.com Phú Quốc.

Đang xem: Bệnh Áp Xe Vú Có Nguy Hiểm Không

Áp xe vú là một nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp đối với phụ nữ trong thời kỳ sau sinh đẻ và cho con bú. Vậy áp xe vú là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:

Bệnh nhân sốt cao, rét run.Vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.

2. Áp xe vú có nguy hiểm không?

áp xe vú

Áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ cho con bú. Những triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng, sốt, phù nề…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, mà còn gây tâm trạng lo lắng, bất an.

Khoảng 10% đến 30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Một loại áp xe vú có thể gặp ở phụ nữ không cho con bú là áp xe dưới quầng vú. Áp xe dưới quầng vú là khối nhiễm trùng chỉ gặp ở khu dưới quầng vú (vùng da thẫm màu xung quanh núm vú).

Vậy áp xe vú có nguy hiểm không và mức độ ảnh hưởng của bệnh như thế nào?

Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.

Xem thêm: Wave Thái 100 Dọn Kiểng Bstp Chính Chủ Xe Đẹp Ở Tphcm Giá 18Tr Msp #1065595

Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, suy thận, nặng hơn là gây hoại tử các chi… đó là những biến chứng rất nguy hiểm.

3. Điều trị Áp xe vú

Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

4. Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú

áp xe vú
Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú

Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn… để tránh gây tổn thương vú.Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi “Áp xe vú có nguy hiểm không?”. Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú… hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Xem Mật Khẩu Gmail Trên Google Chrome Đơn Giản Nhất

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *