Các thủ tục đăng ký đối với xe máy điện tại Việt Nam không có nhiều sự khác biệt so với thủ tục đăng ký xe máy sử dụng động cơ đốt trong thông thường. Tuy vậy, liệu xe đạp điện có cần đăng ký biển số như xe máy điện không?
Trước khi tìm hiểu quy trình, thủ tục để đăng ký xe máy điện tại Việt Nam, cần hiểu rõ cách thức phân biệt giữa hai loại phương tiện gồm xe máy điện và xe đạp điện bởi cả hai đều là loại xe sử dụng điện năng để vận hành. Tuy nhiên, xe máy điện bắt buộc phải đi đăng ký biển số còn xe đạp điện thì không. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại xe này?
Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về xe máy điện và xe đạp điện của Bộ Giao thông vận tải quy định, xe máy điện là loạixe 2 bánh, sử dụng động cơ điện để vận hành và có vận tốc thiết kế tối đa 50km/h, công suất động cơ điện không lớn hơn 4kW. Cònxe đạp điệnlà loại xe 2 bánh, chạy bằng điện nhưng có thiết kế bàn đạp, vận tốc thiết kế tối đa dừng ở 25km/h, công suất động cơ điện không lớn hơn 250W và có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 40kg.
Đang xem: đăng ký xe đạp điện, xe máy điện theo quy định mới
Quy trình đăng ký đối với xe máy điện hiện nay khá tương đồng với quy trình đăng ký của xe máy sử dụng động cơ đốt trong. Chủ xe sẽ bắt buộc phải hoàn thành đầy đủ các bước dưới đây để có thể đăng ký chiếc xe máy điện của mình theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam.
1. Hoàn thành việc mua bán xe tại Đại lý
Sau khi hoàn thành việc mua xe tại Đại lý/Công ty bán xe, phía Đại lý/Công ty bán xe sẽ xuất cho chủ xe 2 loại giấy tờ gồm: Hoá đơn thuế GTGT và Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe. Chủ xe cần lưu ý kiểm tra đầy đủ thông tin in trên các giấy tờ này nhằm tránh sai sót.
2. Đóng thuế trước bạ
Địa điểm: Trụ sở Chi cục thuế Quận/Huyện nơi thường trú.
Những giấy tờ cần chuẩn bị (Bản gốc):
– Hoá đơn GTGT.
– Phiếu kiểm tra chất lượng của xe khi xuất xưởng.
– Căn cước công dân/CMND.
– Hộ khẩu.
*Lưu ý: Để quá trình đóng thuế trước bạ được diễn ra nhanh chóng, bạn nên photo sẵn các giấy tờ kể trên trước khi tới cơ quan thuế.
Chi phí đóng thuế trước bạ:
Tùy thuộc vào từng loại xe sẽ có mức phí khác nhau. Mức thuế trước bạ được quy định cụ thể như sau:
Mức thuế trước bạ là 400.000 nghìn đồng sẽ được áp dụng với xe có giá trị thấp hơn 10.000.000 đồng.
Áp dụng mức thuế ở những thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh mức phí trước bạ dành cho xe máy là 5% trên khung giá của cơ quan thuế, các khu vực còn lại mức phí này là 2%.
Thị trường xe máy điện đang có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam
Bước 3: Đăng ký xe
Địa điểm: Trụ sở Cảnh sát giao thông Quận/Huyện nơi thường trú.
Những giấy tờ cần chuẩn bị (Bản gốc):
– Hoá đơn GTGT.
– Phiếu kiểm tra chất lượng của xe khi xuất xưởng.
– Căn cước công dân/CMND.
– Hộ khẩu.
– Biên lai đóng thuế trước bạ.
Cũng giống như tại trụ sở Chi cục thuế, tại trụ sở Cảnh sát giao thông Quận/Huyện, chủ xe sẽ phải điền đầy đủ thông tin của xe vào Hồ sơ đăng ký xe và tờ khai do cán bộ cảnh sát cung cấp. Hoàn thành quá trình này, chủ xe sẽ tiến hành việc cà số khung, số máy của xe. Bước tiếp theo, chủ xe mang toàn bộ giấy tờ liên quan tới đưa cho cán bộ cảnh sát phụ trách, chờ gọi tên. Cán bộ cảnh sát sẽ kiểm tra lại thông tin bạn điền trên tờ khai.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp biển
Sau khi toàn tất việc bấm biển số, bước tiếp theo bạn cần hoàn thành là đóng lệ phí cấp biển. Chi phí nộp lệ phí cấp biển hiện nay được quy định là 550 nghìn đồng.
Hoàn tất quá trình đóng lệ phí cấp biển, cán bộ cảnh sát sẽ đưa trả bạn biển số xe kèm theo giấy hẹn lấy Giấy đăng ký xe. Thời gian giải quyết việc cấp Giấy đăng ký xe máy mới sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục là 2 ngày làm việc.