Dung tích xi lanh là gì ? Momen xoắn là gì ?
Trong vật lý, các đại lượng, đơn vị về thể tích, khối lượng, trọng lượng đều được dùng trong đời sống hằng ngày. Mỗi loại thiết bị, động cơ đều mang những thông số đại lượng đặc trưng, thông thường để biết được năng suất, chất lượng của động cơ xe người ta nhìn vào các thông số về mã lực, dung tích xi lanh, loại động cơ, tỷ số nén,…
Trên thông tin về động cơ của một dòng xe ô tô, bạn sẽ thấy được các thông số ký hiệu như 1.8 i-VTEC/ 1.5 VTEC, Công suất cực đại (Hp / Rpm), 139 / 6.500, Mô-men xoắn cực đại dung tích xi lanh 1.799 cm3,… Các thông số trên động cơ mang mỗi một ý nghĩa khác nhau nhằm đánh giá kỹ thuật của dòng động cơ đó.
Đang xem: Các thuật ngữ thường gặp trên động cơ ô tô
Dung tích xi lanh là gì ?
Khi nhắc đến động cơ, thông số dung tích xi lanh thường được mọi người biết đến nhiều nhất. Dung tích xi lanh là thể tích tổng các xi lanh có trong động cơ. Đơn vị đo của dung tích xi lanh được đo bằng lít hoặc cc (cm3, 1000 cm3 = 1 lít).
Dung tích xi lanh dùng để đánh giá về độ lớn của động cơ. Hiểu rằng dung tích xi lanh càng lớn chứng tỏ động cơ càng khoẻ, tuy nhiên sẽ tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu. Ngoài ra còn có các ký hiệu I, V, W nhằm cho biết cách sắp xếp xi lanh trong động cơ, chẳng hạn I – xi lanh được sắp xếp thẳng hàng, V và W – xi lanh được sắp xếp theo dạng hình chữ V hoặc W. Sau các chữ I, V, W sẽ là các con số cho biết số lượng xi lanh có trong động cơ.
Mã lực là gì ?
Mã lực – đơn vị tiếp theo trong đánh giá công suất động cơ. Mã lực là đơn vị cho biết mức công suất mà động cơ có thể đạt tối đa, viết tắt hp (Horse Power).
Xem thêm: Sách Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Vios G Dẫn Sử Dụng Xe Vios G, Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Toyota Vios
Momen xoắn là gì ?
Mô – men xoắn (Torque) là đơn vị chỉ độ lớn của lực tác động lên một trục, lực này làm quay một vật nào đó xung quanh trục, đơn vị tính cho Mô – men xoắn đo bằng Nm (Newton x Mét). Giá trị này thể hiện thời gian để đạt được tốc độ của động cơ trong một khoảng bao lâu.
Nếu động cơ ô tô có giá trị Mô – men xoắn càng cao càng cho thấy động cơ càng khoẻ, các khả năng vượt địa hình hiểm trở, kéo, leo dốc càng tốt. Các dòng xe chuyên dùng cho các loại địa hình, xe bán tải, xe tải nặng thường được trang bị động cơ dầu thay cho động cơ xăng vì động cơ dầu có mô – men xoắn lớn hơn nhiều.
Xem thêm: Tĩnh Điện Là Gì ? Cách Giải Quyết Vấn Đề Tĩnh Điện Trong Sản Xuất
Thông số tiếp theo có quan hệ chặt chẽ với công suất và mô – men xoắn là vòng tua máy. Vòng tua máy chính là số vòng mà trục khuỷu có thể quay trong một phút, có đơn vị rpm – Revolutions Per Minute) số vòng / phút. Số vòng / phút càng lớn càng cho thấy trục khuỷu quay càng nhanh, lực được tạo ra càng lớn. Mô – men xoắn sẽ đạt giá trị cực đại khi vòng tua máy sớm hơn giá trị công suất.
Chẳng hạn, đối với dòng xe Honda CIVIC, bảng thông số kỹ thuật gồm các thông số cụ thể như: