Giới thiệu khóa học.

Đang xem: Học sửa xe đạp điện

Đây là khóa học nghề sửa xe đạp điện Online, được thiết kế dành cho những người đang làm nghề sửa chữa xe máy muốn học thêm để sửa chữa xe đạp điện. Đây là khóa học phù hợp với các bạn ở xa không có điều kiện đến học trực tiếp, các bạn có thể học trên máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet. Trong khóa học này chúng tôi tập trung hướng dẫn chuyên sâu về phần điện, động cơ, cảm biến, IC điều tốc, tay ga và các sơ đồ điện trên xe.

Vì sao lại là khóa học ưu tiên cho thợ xe máy.

Thứ nhất: Thợ sửa chữa xe máy đã rất thành thạo phần cơ, nên không phải học phần cơ nữa. Chỉ tập trung và phần điện, rút ngắn thời gian học và tạo hiệu quả cao.

Thứ hai: Thợ xe máy đã quen với hệ thống điện đèn, còi, xi nhan của xe máy, nên phần điện của xe đạp điện họ cũng hiểu nhanh hơn, làm tốt hơn.

Thứ ba: Thợ xe máy đã có kiến thức về phần điện của xe máy, họ chỉ cần học những phần họ không biết về xe đạp điện, thời gian học sẽ ngắn hơn và rất hiệu quả.

Thứ tư: Thợ sửa chữa xe máy đã có sẵn các dụng cụ để làm nghề, không còn bỡ ngỡ với dụng cụ, không cần phải đi tìm mua chỉ tập trung vào học.

Một số vướng mắc mà thợ xe máy thường gặp.

Dưới đây là một số các vướng mắc, mà chúng tôi đã tổng hợp được sau nhiều khóa bồi dưỡng kiến thức cho thợ xe máy. Chúng tôi xin liệt kê để mọi người tham khảo và cùng góp ý để giải quyết.

Một là: Không nắm được các nguồn điện trên xe đạp điện, dẫn đến việc không biết xác định được các lỗi có thể xẩy ra.

Hai là: Không hiểu về IC điều tốc, không hiểu về động cơ xe đạp điện do vậy cứ xe đạp điện của khách hàng chết mắt động cơ là đè ra thay IC đa năng. Mặc dù IC Zin theo xe của khách hàng không bị hỏng.

Ba là: Không biết cách sử dụng đồng hồ để đo và kiểm tra tay ga, động cơ, IC dẫn đến không kết luận được lỗi trong những trường hợp cụ thể và không đưa ra được cách sửa chữa tối ưu nhất.

Bốn là: Không biết cách đo và kiểm tra, đánh giá chất lượng ắc quy dẫn đến rất lúng túng trong những trường hợp liên quan đến ắc quy xe đạp điện.

Năm là: Không hiểu về nguyên tắc hoạt động của xe điện dẫn tới không biết quy trình kiểm tra phải bắt đầu từ đâu.

Yêu cầu với người học.

Thứ nhất: Có thể sử dụng máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh.

Thứ hai: Có tài khoản email sử dụng để đăng nhập khóa học.

Thứ ba: Chuẩn bị các dụng cụ và phụ tùng cần thiết để thực hành trong quá trình học.

Nội dung khóa học.

Chú ý: Đây là khóa học trả phí, nội dung chủ yếu chứa trong video. Vì vậy các bạn phải đăng ký mới có thể xem được các bài giảng. Với các bạn đã đăng ký học thành công và được cấp quyền truy cập, xin hãy học tuần tự lần lượt từng bài, mỗi bài học các bạn có thể xem lại nhiều lần và thực hành cẩn thận cho đến khi thành thạo.

Xin chào các bạn học viên thân mến, đây là khóa học nghề sửa chữa xe đạp điện Online được thiết kế để học trên nền tảng Internet. Đặc biệt hơn nữa đây lại là khóa học dành cho các bạn đã từng làm nghề sửa chữa xe máy, hoặc đã từng sửa chữa xe đạp. Vì đây là khóa học rút gọn, nó cô đọng lại những kiến thức cơ bản nhất về xe đạp điện, không mất nhiều thời gian và có thể học được mọi lúc mọi nơi.

Để hoàn thành được khóa học nghề sửa chữa xe đạp điện Online, yêu cầu các bạn phải có dụng cụ và phụ tùng để thực hành trong quá trình học. Chúng tôi sẽ liệt kê danh sách những thứ cần có để các bạn chuẩn bị, đây chỉ là đồ để thực hành, còn để làm nghề thì phải chuẩn bị đầy đủ hơn.

*

1.1 Phụ tùng cần có:

Cần 01 tay ga xe đạp điện.Cần 03 bộ mắt động có xe điện (loại rẻ tiền).Cần 01 IC đa năng + 01 IC theo xe.Cần 01 động cơ xe đạp điện cũCần 01 bộ hạ áp (đổi nguồn)Cần 01 bộ ắc quy 48V hoặc 60V cũ còn dùng được.Cần 01 còi 12V + bóng đèn hoặc bóng xi nhan 12v có cả đui + 01 chíp nháy xi nhan.

Chú ý: Nếu mua được một chiếc xe đạp điện cũ thì càng tốt, sử dụng nó để thực hành sẽ có đầy đủ linh kiện và phụ tùng. Một chiếc xe đạp điện cũ để thực hành chỉ vài trăm nghìn là bạn đã có đầy đủ để thực hành.

*

1.2 Dụng cụ cần có:

Đồng hồ vạn năng điện tử.Mỏ hàn nhiệt và thiếc hàn.Bộ lục giác đa năng nhiều cỡ.Bộ cờ lê đủ số.Bộ cần chữ T đủ số.Tuốc nơ vít 4 canh, tuốc nơ vít 2 cạnh.

1.3 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ bạn năng:

Trong video này, chúng tôi hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra các lỗi trên xe điện. Đồng hồ vạn năng bao gồm rất nhiều công dụng, đối với thợ sửa chữa xe đạp điện các bạn chỉ cần sử dụng những tính năng mà chúng tôi hướng dẫn trong video dưới đây.

2.2 Sơ đồ điện tổng quát.

Sơ đồ tổng quát cung cấp cho người thợ cái nhìn khái quát nhất về hệ thống điện trên xe đạp điện, qua đó ta biết được các thành phần, các đối tượng trên sơ đồ. Việc phân tích sơ đồ điện tổng quát của xe đạp điện cũng giúp các bạn hiểu hơn về xe điện.

Để bắt bệnh chuẩn, để sửa chữa tốt thì bắt buộc các bạn phải hiểu được nguyên lý làm việc của xe đạp điện. Bạn cần phải biết làm thế nào để cho một chiếc xe điện hoạt động. Dưới đây là sơ đồ điện tổng quát trên một chiếc xe đạp điện, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết các thành phần trong video ở dưới.

Xem thêm: Cần Thơ – Mua Bán Xe Máy Cũ Và Mới Giá Rẻ Tại Đồng Nai

*

Sơ đồ điện tổng quát

3.1 Giới thiệu.

Ắc quy là một bộ phận không thể thiếu trong một chiếc xe đạp điện, nếu không có ắc quy thì không có nguồn cung cấp năng lượng cho động cơ và một số bộ phận khác. Đối với thợ sửa chữa xe đạp điện, không thể không biết cách đấu nối ắc quy và càng không thể không biết cách kiểm tra chất lượng của ắc quy xe đạp điện.

Hiện nay ắc quy xe điện có nhiều loại với kích thước và dung lượng cũng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại ắc quy có thông số kỹ thuật như sau: 12V12Ah và 12V20Ah. Đây là hai loại ắc quy xe điện được trang bị để phục vụ cho các mẫu xe đạp điện và xe máy điện.

*

ắc quy xe điện

Hai loại ắc quy này có kích thước và dung lượng khác nhau. Loại ắc quy 12V12AH có kích thước nhỏ hơn, chứa được ít điện hơn và thường được lắp cho các dòng xe đạp điện. Loại ắc quy 12V20AH có kích thước lớn hơn, chứa được nhiều điện hơn và thường dùng để lắp cho các dòng xe máy điện.

Còn một số loại ắc quy có kích thước và dung lượng khá đặc biệt, nó được liệt vào các loại hàng độc. Do các loại ắc quy đó rất hiếm gặp nên chúng tôi không đề cập trong khóa học này. Ví dụ như ắc quy 16V20AH, ắc quy 12V21AH…

3.2 Cách đấu nối tiếp

Các loại xe điện phổ biến hiện nay thường dùng ắc quy có điện áp 24V, 36V, 48V, 60V, 72V. Như vậy để cung cấp đủ điện để cho xe hoạt động bắt buộc các bạn phải đấu nối tiếp các bình ắc quy lại với nhau để tăng điện áp.

Đấu nối tiếp là phương pháp đấu nối các bình ắc quy lại với nhau để cộng điện áp, điện áp được cộng lại còn dung lượng không thay đổi.

Chi tiết cách đấu nối mời các bạn xem video bài giảng: Trong video này chúng tôi sẽ giới thiệu về ắc quy xe đạp điện, giả thích các thông số kỹ thuật liên quan đến ắc quy. Cũng trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn phương pháp đấu nối tiếp để tăng điện áp cho bộ ắc quy xe điện.

3.3 Kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện

Kiểm tra, đánh giá được chất lượng ắc quy xe đạp điện là một kỹ năng rất quan trọng của thợ sửa chữa xe điện. Trong thực tế các thợ sửa chữa xe điện thường sử dụng các máy kẹp dòng để kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện. Phương pháp này chỉ giống như thầy bói cầm tay bắt mạch đoán bệnh không chuẩn. Dưới đây tôi hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng ắc quy xe điện bằng máy, phương pháp rất chính xác.

Trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng máy để kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện. Hướng dẫn các bạn xác định chất lượng dựa vào các giá trị mà máy hiển thị. Qua đó các bạn có thể đưa ra kết luận về chất lượng của ắc quy.

3.4 Kết thúc bài học

Với bài học này các bạn cần nhớ các loại ắc quy xe đạp điện phổ biến hiện nay. Biết cách đấu nối tiếp các bình ắc quy với nhau để tạo thành bộ ắc quy dùng cho xe đạp điện. Biết cách kiểm tra chất lượng bộ ắc quy xe đạp điện, qua đó có thể phân loại ắc quy xem cục nào còn tốt để tiếp tục sử dụng. Nhân biết được chất lượng ắc quy trong những trường hợp khách hàng cần kiểm tra và bảo hành.

4.1 Cấu tạo tay ga xe điện.

Mắt cảm biến tay ga: Mắt cảm biến tay ga hay còn gọi cảm biến Hall, cảm biến Hall trên tay ga gồm có 3 chân. Trong đó có 2 chân nguồn (âm, dương) và 1 chân tín hiệu. Nếu đặt mắt động cơ theo chiều úp xuống (mặt có chữ quay lên trên), thì chân nguồn dương bên trái, ở giữa là chân nguồn âm, bên phải là chân tín hiệu. Chân dương và chân âm cảm biến được đấu nối vào các dây có màu đỏ và đen, chân tín hiệu được nối vào dây có màu xanh hoặc màu trắng. Mắt cảm biến tay ga xe đạp điện sử dụng điện áp 5V một chiều do IC điều tấp cấp.Nam châm vĩnh cửu: Nam châm vĩnh cửu được gắn cố định vào phần vỏ nhựa của tay ga. Nam châm vĩnh cửu có hình vành khuyên và từ tính của nam châm tại các vị trí khác nhau cũng sẽ khác nhau. Độ mạnh yếu của từ tính sẽ làm cho trạng thái cảm biến trên tay ga thay đổi từ đó gửi tín hiệu đến IC điều tốc.Lò xo hồi: Lò xo hồi có tác dụng trong việc kéo nhả tay ga một cách thuận tiện hơn, làm cho quá trình điều khiển tốc độ của xe điện được thuận tiện hơn.Vỏ nhựa: Vỏ nhựa tạo thành một khối kín bảo vệ các linh kiện bên trong, vỏ nhựa cũng dùng để tạo tính thẩm mỹ của tay ga xe điện.

Toàn bộ cấu tạo và hình ảnh của tay ga xe đạp điện sẽ được chúng tôi trình bầy kỹ trong bài giảng bằng Video. Cũng trong phần này chúng tôi sẽ trình bầy các nguyên lý làm việc của tay ga xe đạp điện.

4.2 Cách kiểm tra tay ga

Để kiểm tra xem tay ga có bị hỏng hay không, đây là một kỹ thuậ rất quan trọng. Nếu không biết cách kiểm tra tay ga xe đạp điện, bạn sẽ không thể chuẩn đoán được bệnh liên quan đến tay ga xe đạp điện. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng tay ga xe đạp điện xem nó có bị hỏng hay không. Có 2 cách để kiểm tra tay ga:

Cách 1: Kiểm tra bằng đo tín hiệu cảm biến Hall.Cách 2: Kiểm tra bằng cách đo điện áp tay ga.

Cả hai cách kiểm tra này đều cho ta thông tin để đánh giá được chất lượng tay ga, đều xác định được tay ga còn sống hay đã chết. Bác bạn có thể áp dụng một trong hai cách trên đều được.

4.2.1 Kiểm tra tay ga bằng cách đo cảm biến (xem video dưới).

Để kết quả kiểm tra được chính xác, các bạn bắt buộc phải xác định được tính chất của các dây nối với cảm biến của tay ga. Cách đo này rất hiệu quả và thuận tiện trong mọi trường hợp và được áp dụng với đa số các thợ sửa chữa.

Để đo kiểm tra bằng phương pháp này, các bạn hãy chỉnh đồng hồ vạn năng (điện tử) về thang đo diop như tôi đã hướng dẫn trong bài học số 1.

4.2.2 Kiểm tra tay ga bằng cách đo điện áp (xem video dưới).

Cách này thì phức tạp hơn, đòi hỏi bạn phải cấp điện để cho tay ga có nguồn hoạt động. Chú ý với cách này nếu cắm nhầm các cực điện có thể dẫn đến hỏng tay ga.

4.3 Đấu nối tay ga xe điện.

Để đấu nối tay ga một cách chính xác, bạn phải xác định được các thành phần sau.

Phải xác định được tính chất của các dây nối vào tay ga. Nghĩa là bạn phải xác định được các dây màu đỏ, đen và xanh (hoặc trắng) của dây tay ga.Xác định đúng tính chất các dây tay ga từ IC điều tốc ra ngoài. Bạn cũng phải xác định được đúng các dây màu đỏ, đen và tráng trên IC để kết nối với tay ga.

Khi đã xác định được đúng các dây, công việc còn lại rất đơn giản. Các bạn chỉ cần đấu nối các dây từ tay ga vào IC theo đúng các màu dây với nhau. Lưu ý nguồn IC điều tốc cấp cho tay ga là 5V, để chắc chắn các bạn nên sử dụng đồng hồ để kiểm tra lại.

Bộ điều tốc xe điện hay còn gọi là IC xe điện, đây là bộ phận rất quan trong vì nó điều khiển mọi hoạt động của xe. Trong bài học này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những kiến thức liên qua đến bộ điều tốc xe đạp điện. Với lượng kiến thức mà chúng tôi cung cấp, chắc chắn sẽ đủ để bạn có thể kiểm tra và phát hiện những lỗi liên qua đến bộ điều tốc xe đạp điện.

Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Cặp Nhiệt Điện Là Gì? Can Nhiệt Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Ngoài ra chúng tôi còn hướng dẫn bạn có thể phân biết được thế nào là IC đa năng, thế nào là IC theo xe. Bên cạnh đó bạn cũng nhận biết được các loại IC theo xe chúng có góc pha bao nhiêu độ từ đó có kiến thức để có thể xử lý các lỗi liên quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *