Thời gian gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, điện máy… trên địa bàn TP. Vũng Tàu và một số địa phương rộ lên hình thức bán hàng trả góp. Nhiều cửa hàng còn quảng cáo mức lãi suất cho hình thức mua hàng này là 0% để hấp dẫn khách. Thực tế, việc mua hàng trả góp không những không tiện lợi mà còn coi chừng rủi ro.
Đang xem: Tư vấn mua xe toyota trả góp tại vũng tàu
Khách chọn mua hàng tại một cửa hàng điện máy trên đường Bacu (TP. Vũng Tàu). |
Cơ hội cho người ít tiền
Do kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ hàng hóa chậm, nhiều cửa hàng kinh doanh dùng hình thức mua hàng trả góp để thu hút khách. Trong tình hình tài chính eo hẹp, nhiều người chọn cách mua hàng này, nhất là những mặt hàng thiết yếu như xe máy, laptop, tivi, đồ nội thất và một số mặt hàng thuộc dạng xa xỉ như điện thoại di động, thiết bị giải trí.
Chúng tôi vào một cửa hàng bán điện thoại di động có bảng quảng cáo bán hàng trả góp với lãi suất 0% trên đường Nguyễn Thái Học, TP. Vũng Tàu. Nhân viên ở đây cho biết, để mua một sản phẩm giá cao nhưng tiền chưa đủ, khách hàng chỉ cần trả một khoản nhất định (thường là 30% giá trị) là có sản phẩm sử dụng ngay, phần còn lại sẽ được hỗ trợ vay từ công ty tài chính rồi trả dần hàng tháng. Chẳng hạn, mua trả góp một chiếc điện thoại giá 4.990.000 đồng, khách hàng phải trả trước 2.000.000 đồng, số còn lại được trả góp hàng tháng trong vòng một năm cùng lãi suất.
Xem thêm: Độ Chắn Bùn Trước Cho Sirius Đẹp Mê Li, Chắn Bùndè Trước Vàng Sirius
Tại một cửa hàng xe máy trên đường Bacu, TP. Vũng Tàu, nhân viên cho biết, nếu mua trả góp, khách chỉ phải trả trước 30% giá trị chiếc xe, còn lại sẽ trả dần trong 24 tháng với lãi suất 1,39%/tháng. Với thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng, chị Nguyễn Thị Minh, một khách mua xe trả góp có giá trị 38 triệu đồng tại cửa hàng cho biết: “Trước đây, tôi tìm hiểu tại một số cửa hàng có cho mua xe trả góp thì thấy lãi suất gần 3%/tháng nên chưa dám mua. Bây giờ, do cần mua xe gấp cho con gái chuẩn bị lên TP. Hồ Chí Minh học đại học nhưng nhà không có sẵn tiền và lãi suất giảm hơn nên tôi quyết định mua theo hình thức này”.
Rủi ro tiềm ẩn
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá và lãi suất bán hàng trả góp của các cửa hàng thường khác nhau, tùy thuộc vào sản phẩm, số tiền còn thiếu, thời hạn trả. Tuy nhiên, giá sản phẩm được bán theo hình thức trả góp thường cao hơn giá bình thường từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng, tùy mặt hàng, đồng thời các ưu đãi đi kèm cũng bị cắt bỏ và lãi suất phải trả hàng tháng khá cao so với lãi suất ngân hàng. Chưa kể, một số cửa hàng chỉ cho trả góp những sản phẩm bán không chạy, hàng tồn kho. Anh Việt Anh, ngụ tại đường Võ Thị Sáu, TP. Vũng Tàu cho biết, đã từng mua một chiếc điện thoại Iphone theo hình thức trả góp với mức chênh lệch gần 2 triệu đồng so với hình thức trả tiền một lần (chưa kể lãi suất hàng tháng).
Theo khảo sát của chúng tôi, phần lớn các cửa hàng có dịch vụ bán hàng trả góp đều kết hợp với các tổ chức tài chính, quỹ bảo hiểm hay ngân hàng như PFF, ACS, Vbank… nên thủ tục khá chặt chẽ và rắc rối. Người mua phải hoàn thiện thủ tục của hàng loạt giấy tờ có liên quan rồi đợi ngân hàng, đơn vị liên kết với cửa hàng xác minh bảo đảm tài chính hàng tuần lễ. Bên cạnh đó, khi mua hàng theo hình thức này, nếu khách hàng không trả được tiền góp trong thời hạn quy định sẽ phải chịu mức lãi tương đương với lãi suất ngân hàng cho số tiền còn thiếu. Chị Nguyễn Thị Lan, ngụ đường Phan Chu Trinh, TP. Vũng Tàu cho biết, tìm hiểu tại cửa hàng có biển quảng cáo bán hàng trả góp lãi suất 0% thì thấy giá sản phẩm ở đây đắt hơn đến… 20% so với giá trị thật. Ngoài ra, nhiều cửa hàng quảng cáo lãi suất trả góp là 0% nhưng thực tế chỉ áp dụng cho… tháng cuối trong trường hợp tiền nợ được trả trước thời hạn.
Xem thêm: Xe Đạp Điện Giant M133 Sport Giá Rẻ Nhất Tháng 04/2021, Xe Điện Giant M133
Chia sẻ kinh nghiệm mua hàng trả góp, chị Ngọc Hương, tư vấn viên của một hãng xe cho biết: “Việc mua hàng trả góp chỉ phù hợp với những người cần gấp vì giá bán các sản phẩm dạng này thường chênh lệch khá cao so với khi trả hết một lần. Ngoài ra, người mua nên tìm hiểu kỹ lãi suất cho vay của các tổ chức hỗ trợ, tránh tình trạng lãi suất phải trả gần bằng tiền trả cho sản phẩm khi trả hết một lần”.