Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe đạp điện như thế nào?

Chắc hẳn rất nhiều bạn biết đến phương tiện giao thông là xe đạp điện. Nhưng bạn có tường tận cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc xe này là như thế nào? Để giúp bạn có được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này chúng tôi sẽ phân tích ngay sau đây, Cùng tìm hiểu nhé!

Cấu tạo chung của xe đạp điện

So với xe đạp thông thường thì phương tiện này mang rất nhiều điểm nổi trội hơn hắn. Bên cạnh đó, xe cũng có cấu tạo khá phức tạp gồm rất nhiều bộ phận khác nhau hợp thành.

Đang xem: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe đạp điện

*

Xét về thiết kế

Xe đạp điện có thiết kế mang hình dáng tương đối. Giống với những chiếc xe đạp thông thường khác. Nhưng kèm theo xe còn một số đặc điểm riêng của nhà sản xuất để tạo nên nét đặc trưng riêng. Xe cũng được trang bị bàn đạp trợ lực giúp người điều khiển chủ động hơn khi di chuyển phương tiện.

Tuy nhiên, xe máy điện thường thì không có bàn đạp trợ lực và hình dáng cũng có nhiều khác biệt. Điểm nổi bật nhất là thiết kế yên liền khác với thiết kế yên rời ở những chiếc xe đạp điện.

Hệ thống động cơ của xe đạp điện

Động cơ thông thường được đặt trên thân xe. Nhưng ở một số loại xe khác thì động cơ lại được đặt trực tiếp lên trục của bánh xe. Ngày nay các nhà sản xuất có xu hướng để động cơ ở vị trí ngay trên trục bánh xe. Việc làm này nhằm mục đích gia tăng khả năng chuyển động của xe và tránh sử dụng quá nhiều hộp số truyền động tới trục bánh xe. Từ đó giúp nhà sản xuất giảm chi phí thiết kế và nguy cơ hỏng hóc cho xe.

Xe đạp điện còn sở hữu hệ thống động cơ chổi than nằm ở bánh xe. Vậy nên xe hoạt động bền bỉ và ít phải thay thế trong quá trình sử dụng. Động cơ không chổi than sẽ có cấu tạo gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biến. Hoạt động trên nguyên tắc đấu điện 3 pha. Do vậy giá thành của xe sẽ đắt hơn một chút.

Động cơ xe điện sẽ được sử dụng nguồn điện từ pin hay ắc quy. Đối với xe đạp điện khi hết điện thì người dùng có thể tạm thời sử dụng bàn đạp trợ lực. Để giúp xe tiếp tục chuyển động. Đây chính là một ưu điểm nổi bật khiến người dùng thích thú hơn, nhất là khi so sánh với xe máy điện.

*

Hệ thống điều khiển của xe đạp điện

Tay ga điều khiển hầu như sẽ được thiết kế phía bên phải tay cầm. Giống như những chiếc xe gắn máy thông thường. Nguyên lý hoạt động của xe dựa trên cảm biến từ kết hợp với nam châm. Giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga làm xe chuyển động một cách hoàn hảo hơn.

Thêm nữa, xe đạp điện còn sở hữu hệ thống bo mạch điều khiển điện. Hệ thống này giúp chuyển đổi từ điều khiển của người lái thành những tín hiệu điện. Tạo ra dòng điện phù hợp đưa tới động cơ. Nhờ đó chúng ta có thể tùy chỉnh tốc độ nhanh hay chậm cho xe. Điều khiển phanh xe và bật tắt những tín hiệu đèn báo trên xe.

Một số loại xe còn có bo mạch được tích hợp các tính năng thông minh trên xe. Có thể kể đến như hiển thị thông số, mức năng lượng hay tốc độ xe khi hoạt động. Chính những trang bị này khiến người dùng có thêm những trải nghiệm thú vị.

Ắc quy/ pin trên xe đạp điện

Pin hay ắc quy là bộ phận rất quan trọng. Chúng chính là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động. Trong đó, pin Lithium-ion là loại pin phổ biến nhất và cũng được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến vì tính năng ưu việt. Loại pin này được áp dụng công nghệ Nhật Bản. Nên có thể đi giúp xe di chuyển được quãng đường dài từ 70 km đến 100km.

Thông thường, pin trên xe sẽ có điện thế khoảng 48v. Được cung cấp thông qua một bộ sạc điện riêng dành cho từng loại xe khác nhau. Mỗi loại xe cũng có thiết kế loại pin hoặc ắc quy sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm: Bán Xe Chế Đẹp Giá 4.5 Triệu Đồng, Chọn Xe Tay Ga Nào Chơi Tết?

Đối với những dòng xe sử dụng ắc quy thì mỗi xe sẽ có thiết kế số lượng ắc quy khác nhau. Thường là từ 4 đến 5 bình 20A hay các loại bình 12A… Quãng đường đi được có thể lên tới 80 đến 100km chỉ với một lần sạc. Ngoài ra, tuổi thọ của pin và ắc quy phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng và số lần sạc của xe kể từ lúc mua.

Một số bộ phận khác của xe

Xe đạp điện còn được trang bị hệ thống đèn pha, xi nhan. Nhằm mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. Còi xe và hệ thống chống trộm, bật tắt nguồn , khóa xe hoạt động thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Cũng như được trang bị cho một số dòng xe hiện đại.

Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện như thế nào?

Trên thực tế, xe đạp điện có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Với động cơ điện được gắn ở trục bánh xe hay thân xe cùng hệ thống điều khiển ở ghi đông bằng dây curoa. Tạo nên chuyển động ổn định và bền vững của xe.

Sau khi bạn đã khởi động xe, bộ điều khiển sẽ nhận những tín hiệu phát ra từ hệ thống tay ga. Nhằm đưa tín hiệu nguồn điện tới động cơ điện. Nhờ điều này mà chúng ta có thể chọn được tốc độ phù hợp.

Để đảm bảo hiệu năng vận hành của động cơ xe đạp điện được. Tốt nhất thì khi sử dụng xe bạn không nên chở quá tải trọng. Nên chú ý không đi xe quá nhanh và tuyệt đối không đi xe điện vào những cung đường bị nước ngập úng. Làm ảnh hưởng đến động cơ của xe.

Khi động cơ của xe đạp điện có bất cứ vấn đề nào, bạn không nên tự ý sửa chữa mà cần mang tới địa chỉ sửa chữa xe điện uy tín. Nhờ đó những vấn đề trục trặc về phương tiện của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

*

Chú ý khi điều khiển xe đạp điện

Xe đạp điện hoạt động bằng động cơ điện hay còn được gọi là xe đạp trợ lực, động cơ điện. Vậy nên hệ thống này chỉ giúp xe di chuyển trên những đoạn đường bằng phẳng. Nếu gặp những đoạn đường gồ ghề hoặc đường dốc thì cần đến sự kích hoạt trợ lực bằng bàn đạp.

Ngoài ra, mỗi dòng xe khác nhau lại có những quy định cũng như trang bị mức tốc độ giới hạn, ví dụ 15, 20 hoặc 25 km/h. Vậy cho nên người dùng cần phải quan sát kỹ và xem thông tin chi tiết để tham gia giao thông an toàn và thông minh nhất.

Xe đạp điện đi được bao nhiêu km?

Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít người đang có ý định mua xe đạp điện đặt ra. Thông thường xe đạp điện chạy được quãng đường bao xa còn phụ thuộc vào dòng xe và hãng sản xuất xe, cũng như thiết kế xe, xe chạy bằng ắc quy hay chạy bằng pin.

Dung lượng pin hay ắc quy chính là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định quãng đường đi được của xe. Do đó muốn biết chính xác quãng đường đi được của từng loại xe như thế nào bạn cần tham khảo và đọc kỹ thông số được ghi trên xe.

Xem thêm: Thế Nào Là Giáo Án Điện Tử Là Gì, Phân Biệt Bài Giảng Điện Tử Và Giáo Án Điện Tử

Một vài ví dụ điển hình để bạn tham khảo và dễ hình dung:

Xe Xmen hầu hết là được trang bị 5 ắc quy 20A có thể đi được ~80km/1 lần sạc đầy.Xe Giant M133S sẽ có trang bị 4 ắc quy 20A đi được ~60km/1 lần sạc đầy.Xe Bridgestone Sli 48 sẽ được trang bị pin Lithium 60V đi được ~80km/1 lần sạc đầyĐối với xe máy điện quãng đường di chuyển sẽ xa hơn khoảng 80 tới 100 km cho một lần nếu bạn sạc đầy.

*

Qua bài viết trên đây xediensuzika.com đã tổng hợp những kiến thức. Để bạn có thể tường tận được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe đạp điện. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng và chủ động hơn trong việc mua xe cũng như sử dụng xe an toàn. Còn gì thắc mắc bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *