Phanh là bộ phận không thể thiếu cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu không có phanh, thì chắc chắn sẽ không có loại phương tiện nào có thể đảm bảo được sự an toàn khi di chuyển. Chính vì tầm quan trọng lớn như vậy nên phanh xe luôn được cải tiến, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Có rất nhiều loại phanh nhưng phanh cơ và phanh đĩa là 2 loại phanh cơ bản nhất và được tin dùng cho đến bây giờ.

Đang xem: Sự Khác Nhau Giữa Phanh Đĩa Và Phanh Cơ Và Phanh Đĩa

Thông tin chung về phanh đĩa

Đây là dòng phanh được sử dụng rộng rãi ở các mẫu xe hiện đại, có công suất lớn, dừng đỗ ở tốc độ cao,…

Thắng đĩa là gì và có mấy loại

Phanh đĩa hay còn gọi là thắng đĩa là loại phanh được cấu tạo bởi một đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và có chuyển động cùng với bánh xe. Má phanh thường được lắp đối xứng 2 bên đĩa phanh, nằm trong cùm phanh. Phanh đĩa hoạt động dựa trên lực ép của hệ thống thủy lực làm cho 2 má phanh ép chặt vào đĩa phanh. Khả năng giảm tốc của phanh đĩa được đánh giá cao hơn so với những loại phanh truyền thống. Tùy vào từng phương tiện mà hình dáng cũng như kích thước của cụm phanh đĩa khác nhau.

*

Cụm phanh đĩa Thắng đĩa thường

Đây là loại thắng đĩa cơ bản, được sử dụng khá nhiều. Thông thường phần đĩa phanh sẽ được đục lỗ hay kẻ rãnh chứ không để mặt phẳng trơn. Lý do là để tối ưu hóa khả năng thoát nhiệt do ma sát giữa đĩa phanh và má phanh gây ra. Đồng thời đĩa phanh làm bằng kim loại có độ bền cao nên góp phần làm giảm trọng lượng cũng như tăng tính thẩm mỹ cho chiếc xe của bạn.

Tuy nhiên sau 1 khoảng thời gian sử dụng trên mặt đĩa phanh sẽ xuất hiện các vết xước do quá trình tiếp xúc với má phanh. Đất cát, bụi bặm cũng là nguyên nhân gây má phanh và đĩa phanh bị mòn nhanh hơn. Giảm hiệu quả của phanh khi sử dụng.

*

Thắng đĩa thông thường Thắng đĩa ABS

Đây là hệ thống phanh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Có cấu tạo giống với phanh đĩa thường nhưng được lắp thêm hệ thống chống bó cứng phanh ABS. ABS là tên viết tắt của Anti-Lock Braking System. Được phát triển từ rất sớm từ năm 1920 tuy nhiên để có được hiệu quả như ngày hôm nay thì hệ thống này được nâng cấp và áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đây là hệ thống sử dụng cơ chế bám – nhả liên tục của má phanh trong suốt quá trình phanh. Giúp cho xe không bị mất kiểm soát khi phanh đột ngột.

*

Hệ thống cảm biến trên phanh đĩa ABS

Hiệu quả rõ ràng nhất của phanh ABS là khi xe đi vào đường trơn trượt, khó phanh và những tình huống phanh bất ngờ. Khi phanh gấp sẽ dẫn đến hiện tượng má phanh bị bó cứng, bám chặt vào đĩa phanh. Làm mất khả năng điều khiển dẫn đến những tai nạn khó lường. Vai trò của ABS là phát hiện ra những tình huống phanh xấu dựa vào lực bóp của phanh cũng như tốc độ quay của bánh. Sau đó ABS sẽ hỗ trợ việc bóp – nhả liên tục của má phanh. Hạn chế lực bóp hay đạp phanh quá nhanh, quá mạnh của người lái xe.

*

Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên xe máy

Sau khi đã tránh được đáng kể những tình huống tai nạn xấu, lái xe vẫn giữ mức đạp – bóp phanh như ban đầu thì hệ thống sẽ áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại hoặc nhả phanh để tiếp tục hành trình.

Cấu tạo của phanh đĩa

Phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản sau:

+ Cùm phanh

+ Má phanh

+ Đĩa phanh

+ Pit-tông

+ Dầu phanh

*

Cấu tạo của phanh đĩa

Nguyên lý hoạt động bộ phanh đĩa

Khi bóp – đạp phanh, lực tác dụng theo đường dầu đẩy pit-tông ép má phanh vào đĩa phanh. Dưới tác dụng của lực ma sát, đĩa phanh quay chậm lại làm bánh xe cũng quay chậm theo. Cho đến khi dừng lại.

Khi nhả phanh, không còn lực tác dụng lên đường ống dẫn dầu, 2 má phanh di chuyển về vị trí ban đầu. Sẵn sàng cho 1 chu kì bóp – đạp phanh mới.

Xem thêm: Giá Phanh Đĩa Xe Máy Giá Tốt Nhất Tại Shop2Banh, Má Phanh Đĩa Xe Máy

*

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

Phanh cơ (phanh tang trống)

Đây là loại phanh được sử dụng lâu đời nhất. Có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và thay thế. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Chỉ phù hợp với những loại xe có công suất nhỏ và vận tốc thấp.

*

Phanh cơ trên bánh sau xe máy

Cấu tạo chính gồm:

+ Trống phanh.

+ Má phanh.

+ Guốc phanh.

+ Các bộ phận truyền lực khác.

*

Cấu tạo của phanh cơ

Phanh cơ và phanh đĩa – loại nào tốt cho xe ba bánh chở hàng

Tùy vào từng nhu cầu cũng như thiết kế của xe mà ta nên chọn phanh cơ và phanh đĩa sao cho phù hợp. Bởi mỗi loại có một ưu nhược điểm khác nhau. Tránh việc sử dụng không an toàn hoặc tốn kém và lãng phí.

*

Phanh đĩa và phanh tang trống

Những trường hợp nên chọn phanh cơ

Do phanh cơ có hiệu quả phanh thấp, chi phí cũng vừa phải nên thường được lắp đặt trên các loại xe bình dân. Xe có công suất nhỏ hay trọng lượng thấp sẽ dễ dàng phanh hơn. Xe trở hàng nhẹ, hàng ít cồng kềnh sẽ dễ dàng điều khiển hơn. Hệ thống phanh cũng phải làm việc nhẹ hơn. Không quá tốn kém cho mọi chi phí.

Xem thêm: So Sánh Winner X Và Exciter, Đánh Giá Winner X Vs Exciter 150

*

Phanh cơ được lắp trên xe ba bánh chở hàng

Một số loại xe chọn phanh đĩa

Những loại xe có khối lượng lớn, những xe có vận tốc nhanh, nên lắp đặt và sử dụng các loại phanh đĩa để đảm bảo an toàn. Phanh đĩa có hiệu quả phanh cao tuy nhiên lại rất nguy hiểm đối với những người chưa có kinh nghiệm. Nếu không biết cách sử dụng, sẽ gây mất an toàn rất cao do phanh quá nhạy, dễ xảy ra tai nan khi đi vào những khúc cua, đường trơn trượt hoặc phanh gấp.

*

Lắp phanh đĩa cho xe ba bánh

Trên đây là những kiến thức cơ bản về phanh cơ và phanh đĩa. Hi vọng sẽ giúp độc giả có thêm những kinh nghiệm để lựa chọn cũng như sử dụng phanh một cách an toàn nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *