TTO – Dự thảo nghị định thay thế nghị định 46 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đề xuất phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng với người điều khiển xe máy nếu có nồng độ cồn trong hơi thở.

Đang xem: Phạt nồng độ cồn xe máy 2019

*

Mức phạt lái xe sử dụng rượu bia sẽ được tăng nặng với cả người điều khiển xe máy lẫn ôtô – Ảnh: TTO

Trong khi quy định hiện hành, người điều khiển môtô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở thì không bị phạt.

Cụ thể, dự thảo nghị định đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến góp ý lần 2 quy định phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển môtô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở. Đồng thời, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.

Mức phạt trên khá cao so với quy định hiện nay: người lái xe máy chỉ bị phạt khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/l khí thở. Hành vi này cũng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng theo nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Đồng thời, trong thời gian qua tình hình tai nạn giao thông diễn biến rất phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu còn xảy ra phổ biến.

Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển môtô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở.

Ngoài bổ sung mức phạt trên, dự thảo nghị định tăng mức phạt từ 1-2 triệu đồng lên 4-5 triệu đồng với người điều khiển môtô, xe máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mgm/l khí thở; tước bằng lái xe từ 16-18 tháng (hiện tại tước bằng lái xe từ 1-3 tháng).

Xem thêm: Top 5 Địa Chỉ Mua Xe Máy Cũ Uy Tín Tại Tphcm Giá Rẻ Uy Tín Nhất 2021

Tăng mức phạt tiền với người điều khiển môtô, xe máy từ 3-4 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở. Hành vi này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng (hiện tại tước 3-5 tháng).

Với ôtô, dự thảo nghị định quy định tăng mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng với hành vi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở. Tăng thời gian tước bằng lái xe từ 10-12 tháng so với 1-3 tháng như hiện nay.

Tăng mức phạt tiền từ 7-8 triệu đồng lên 16-18 triệu đồng với hành vi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/l khí thở. Tước bằng lái xe từ 16-18 tháng so với 3-5 tháng như hiện nay.

Tăng mức phạt tiền từ 16-18 triệu đồng lên 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở. Tước bằng lái từ 22-24 tháng thay cho 4-6 tháng như hiện nay.

Đáng chú ý dự thảo nghị định bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp làm căn cứ để xác minh, phát hiện hành vi vi phạm nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Cụ thể việc xử phạt thực hiện theo hướng: người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp làm căn cứ để xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại nghị định.

Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) do cá nhân, tổ chức cung cấp thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Xem thêm: Honda Ra Xe Tay Ga Yamaha Hoàn Toàn Mới Giá 27,5 Triệu Đồng, Đấu Honda Vis

“Ma men” không chịu đo nồng độ cồn, “tôi bỏ xe luôn không cần lấy”

TTO – Khi bị lực lượng CSGT dừng xe để đo nồng độ cồn, một thanh niên viện lý do có nhiều máy quay nên không đồng ý thổi tiếp. Một người khác lại cho rằng CSGT không có camera trên ngực nên không ký vào biên bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *