Đối với nhiều người, khi mua xe mô tô sẽ đánh giá thông qua nhiều tiêu chí như: Hãng xe, mẫu xe, giá cả,… để chọn một chiếc ưng ý. Tuy nhiên, chỉ đối với những ai thực sự đam mê xe máy và những xế độ mới tìm hiểu cơ bản về động cơ xe. Nhưng không phải ai cũng biết có những loại động cơ nào đang được dùng cho mô tô hiện nay. Vì vậy hãy khám phá các loại động cơ phổ biến dưới đây.

Đang xem: Chia sẻ về nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 4 thì

Có thể nói, trải qua 2 thế kỷ phát triển, ngành công nghiệp xe máy đã trở thành lĩnh vực quan trọng hàng đầu, theo thống kê, hiện nay có khoảng 9 loại động cơ được dùng cho xe máy được phân loại theo cách sắp đặt xi lanh.

Động cơ xi lanh đơn

*

Kiểu động cơ ra đời đầu tiên trong các dòng động cơ

Đây là loại động cơ đầu tiên của hệ thống động cơ đốt trong. Kiểu động cơ này xuất hiện khá phổ biến trên các dòng xe máy khác nhau như: Xe tay ga, xe 3 bánh, các dòng xe tự vận hành,… Đặc biệt là trên các dòng xe dirt-bike, scooter, nhất là trên Honda CBR250R.

Động cơ xi lanh đơn có cấu tạo gồm: 1 xi lanh và một buồng đốt kể cả ở động cơ 2 kỳ hay 4 kỳ. Chúng có chức năng chế hòa khí và đốt cháy nhiên liệu, sản sinh công suất cho máy hoạt động.

 Có ưu điểm là thiết kế gọn nhẹ, cung cấp mô men xoắn tốt tại vòng tua thấp, dễ áp dụng hệ thống làm mát bằng không khí. Hơn nữa, đây cũng là động cơ tiết kiệm chi phí nhất trong 9 loại động cơ mô tô. Việc vận hành xe trở nên dễ dàng hơn khi trọng lượng động cơ rất nhẹ.

Nhược điểm của chúng là đòi hỏi bánh đà lớn và khả năng duy trì năng lượng liên tục. Bên cạnh đó, động cơ nhẹ còn dẫn đến tình trạng rung lắc mạnh khi hoạt động. Vì thế, việc thay đổi tốc độ cũng khó khăn hơn và không tạo được sự cân bằng trong quá trình hoạt động.

Động cơ 2 xi lanh thẳng hàng

Có tên gọi khác là động cơ 2 xi lanh song song, thường được bắt gặp trên các dòng xe cổ điển như: Triumph, Kawasaki Ninja 300, Yamaha R25,…

Ưu điểm: Động cơ này có thiết kế nhỏ, nhẹ, sản sinh công suất nhanh, vừa phải phục vụ việc đi lại hàng ngày.

Nhược điểm: rung động rất lớn khi hoạt động, khó triệt tiêu.

Động cơ V-twin

Do động cơ này có hình dạng như chữ V nên được gọi là V-twin. Chúng thường xuất hiện trên những dòng xe Ducati, Harley-Davidson và Moto Guzzi.

Xem thêm: Bộ Chế Xe Đạp Thành Xe Điện Ở Nhật, Bộ Kit Chế Xe Đạp Thường Thành Xe Đạp Điện Sử

*

Động cơ chữ V phù hợp dòng xe có trọng tâm thấp

Ưu điểm: Cân bằng công suất và mô men xoắn, thích hợp cho những dòng xe có trọng tâm thấp như dòng Cruisers. Đề pa nhanh hơn dòng 4 máy, chẳng hạn như Ducati Monster 796 đề pa mạnh hơn Cb1000, Z1000,…

Động cơ Boxer

Boxer là động cơ đặc trưng cho các dòng xe đến từ BMW, xe Ural, Dnepr,… của Liên Xô.

Ưu điểm: mô men xoắn lớn, cho độ cân bằng ổn định

Nhược điểm: chiều rộng động cơ lớn, kích thước cồng kềnh gây bất tiện cho người lái.

Động cơ 3 xi lanh thẳng hàng

Ưu điểm: Là loại động cơ có lực cân bằng tốt với trục khuỷu tạo thành góc 120 độ. Do đó nó khắc phục được nhược điểm động cơ 2 xi lanh và 4 xi lanh. 

Loại động cơ này được sử dụng nhiều trên các dòng Triumph Triple 657R, Benelli, Yamaha FZ9, Mv Agusta Brutale 800… 

Động cơ xi lanh 4 thẳng hàng

Với loại động cơ này thường được trang bị trên các dòng xe mô tô thể thao Nhật Bản như: Honda CB750, Z1000, Cb1000, CBR1000RR, CBR600RR, Yamaha R1, R6,… 

*

Động cơ xi lanh 4 thẳng hàng chuyên dùng cho các dòng xe thể thao

Ưu điểm: động cơ hoạt động trơn tru và mạnh mẽ, có âm thanh phát ra nghe vui tai.

Nhược điểm: kích thước lớn, cồng kềnh

Do đó, loại động cơ này chỉ phù hợp với những loại xe thể thao phân khối lớn, dung tích trên 600cc.

Động cơ V-Four

V-Four là dạng động cơ điển hình trên các dòng xe Yamaha V-max, Honda VFR,…

Ưu điểm: Động cơ mạnh mẽ, hoạt động êm ái, bền bỉ.

Nhược điểm: Nặng và cồng kềnh hơn động cơ 4 xi lanh thẳng hàng

Động cơ 6 xi lanh nằm ngang

Có thể coi đây là loại động cơ khá hiếm, nhưng chúng vẫn được sử dụng trên các dòng touring cao cấp như: Cruiser, Honda Gold Wing,..

Ưu điểm: Động cơ chạy êm ái, không gây tiếng ồn, bền bỉ

Nhược điểm: Trọng lượng khá lớn, cấu tạo phức tạp, gây khó khăn khi sửa chữa

Động cơ 6 xi lanh thẳng hàng

Thông thường, loại động cơ này được sử dụng trên các mẫu mô tô như Honda CBX, BMW K1600,… Hay những dòng touring hiệu năng cao và thường xuyên chạy đường dài.

*

Động cơ 6 xi lanh thẳng hàng phù hợp các dòng xe cao cấp

Ưu điểm: Vận hành trơn tru, cho tốc độ cao, độc đáo

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp và kích thước cồng kềnh, gây cảm giác không thoải mái cho người lái.

Xem thêm: Top 10 Cửa Hàng Bán Xe Máy Nhập Khẩu Tại Tphcm, Top 10 Cửa Hàng Xe Máy Tại Tphcm

Như vậy, với bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới người đọc những thông tin cơ bản nhất về các loại động cơ mô tô phổ biến hiện nay, người dùng phải tìm hiểu đặc điểm từng loại động cơ, mục đích sử dụng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *