Nếu như bạn đang sở hữu một chiếc mô tô nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ xe mô tô là gì thì nhất định hãy đọc bài viết dưới đây. xediensuzika.com sẽ giúp bạn nhận diện rõ phương tiện mình đang sử dụng để tham gia giao thông an toàn.
Đang xem: Xe mô tô và xe gắn máy
Việc làm Ô tô – xe máy
1. Khái niệm xe mô tô là gì?
Khái niệm xe mô tô là gì đã được quy định rõ ràng tại Quy chuẩn số 41. Khi đó khái niệm này được diễn giải tại mục 4.30 như sau:
Khái niệm xe mô tô là gì?
Xe mô tô là loại xe cơ giới có 2 hoặc 3 bánh, mục đích chính là vận chuyển hành khách, có dung tích xi lanh lớn hơn 50 cm3. Xe mô tô 2 bánh có trọng lượng không vượt quá 400 kg, trọng lượng của xe mô tô 3 bánh được pháp luật quy định sức chở ở mức từ 350kg đến 500kg. Định nghĩa về xe mô tô phân biệt với xe gắn máy.
Việc làm Vận tải – Lái xe
2. Phân biệt xe mô tô với xe gắn máy
Đối với những dòng xe quen thuộc vẫn thường thấy như wave, SH, Exciter,… chúng ta thường gọi đó là xe máy hoặc xe gắn máy. Còn khái niệm xe mô tô thường dùng để chỉ những dòng xe phân khối lớn. Nhưng dựa vào luật thì cách phân chia như vậy chưa thật sự chính xác, bất kể sự mơ hồ nào trong trường hợp này cũng sẽ đều dễ dẫn tới việc chúng ta sẽ áp dụng sai luật khi tham gia giao thông.
Nếu muốn hiểu rõ được về các loại phương tiện cơ bản thì nhất định bạn cần phải phân biệt được chúng một cách rõ ràng. Đối với việc sử dụng xe mô tô cũng vậy, rất nhiều người đang không nhìn nhận rõ mình đang sở hữu loại phương tiện là mô tô hay xe gắn máy.
2.1. Sự khác nhau về khái niệm
Dựa vào điều luật được Nhà nước quy định thì vấn đề phân biệt hai dòng xe này cũng sẽ được rõ ràng và cụ thể hơn.
Trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ – Quy chuẩn số 41, tại Điều 4 có thải thích rõ về 2 khái niệm xe gắn máy và xe mô tô là gì? Như định nghĩa trên thì chúng ta đã biết xe mô tô là gì, vậy tiếp theo đây sẽ là cách hiểu về xe gắn máy.
Xe gắn máy chỉ các loại phương tiện hoạt động bằng động cơ, cũng có 2 hoặc 3 bánh. Vận tốc lớn nhất của xe gắn máy không vượt quá 50 km/h. Nếu như động cơ dẫn động thuộc loại động cơ nhiệt thì dung tích hoạt động hoặc các dung tích tương đương khác không được phép vượt quá 50 cm3.
Phân biệt xe mô tô với xe gắn máy
Dựa theo văn bản pháp luật có định nghĩa rõ ràng như trên thì chúng ta rút ra được kết luận rằng: xe mô tô chính là xe máy – đây cũng là cách gọi của phần lớn mọi người. Tuy nhiên đó cũng có thể chỉ là cách gọi quen thuộc và theo thói quen đánh đồng khái niệm của mọi người mà thôi. Thực chất mà nói thì chỉ những dòng xe có dung tích trên 50 phân khối mới được gọi là xe mô tô như SH, Vespa, Yamaha,… Còn những dòng xe có dung tích thấp hơn 50 phân khối và có tốc độ cao nhất không vượt quá 50 km/h thì sẽ được xếp vào dạng moped, được gọi là xe máy điện hay xe đạp máy.
2.2. Sự khác nhau về tốc độ tối đa cho phép
Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT có quy định rõ về tốc độ tối đa của các dòng xe mô tô và xe gắn máy. Dựa vào đây chúng ta có thể yên tâm áp dụng luật và sử dụng phương tiện của mình đảm bảo không trái quy định. Cụ thể như sau:
Đối với xe mô tô thì tốc độ tối đa được di chuyển khi ở những khu vực đông dân cư là 60 km/h, ở ngoài khu dân cư sinh sống thì có thể đi với vận tốc 70 km/h. Còn xe gắn máy có tốc độ tối đa chỉ được 43 km/h mà thôi. Hãy nắm rõ điều này vì nếu như bạn đang sử dụng một chiếc xe gắn máy mà lại đi với tốc độ 60 – 70 km/h thì có nghĩa là bạn đang vi phạm luật an toàn giao thông đấy nhé.
Vi phạm vì chạy xe vượt quá tốc độ quy định thì chủ phương tiện điều khiển các loại xe này đều sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định ở Điểm a, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 8 của Điều 6 thuộc Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Khi đó mức tiền phạt đối với các phương tiện vượt quá từ 10 đến 20 km/h so với tốc độ quy định sẽ dao động từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Còn nếu vượt quá tốc độ quy định từ 30 km/h trở lên sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 4 triệu đồng và kèm theo đó là bị tước đi quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng từ 1 đến 3 tháng.
Như vậy, đến đây chắc hẳn các bạn đã có thể phân biệt được thế nào là xe mô tô và xe gắn máy. Hy vọng sẽ không có sự nhầm lẫn nào đối với hai nhóm phương tiện này để áp dụng các điều luật giao thông cho thật chính xác.
Việc làm Vận chuyển giao nhận
3. Các dòng xe mô tô phân khối lớn phổ biến nhất hiện nay
Nếu như bạn là người có niềm đam mê đi phượt hoặc là một biker đầy kinh nghiệm thì đương nhiên chẳng có gì xa lạ đối với những dòng xe mô tô như Sport bike, Cruiser, Naked bike,… Thế nhưng, không phải ai cũng nắm bắt rõ những loại xe thuộc phân khúc dòng mô tô. Nếu như có trót lỡ “yêu” các dòng xe phân khối lớn thì nhất định việc tìm hiểu thật kỹ đặc điểm của chúng là điều đương nhiên đúng không nào?
Ngay tại đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung vô cùng bổ ích về những loại mô tô phân khối lớn, chắc chắn sẽ thu hút dân mê xe đấy nhé.
3.1. Mô tô Sport Bike
Đứng đầu danh sách các dòng xe phân khối lớn, nếu như có ai đó đặt câu hỏi, xe mô tô là gì? thì bạn hãy cứ tự tin mà trả lời rằng xe mô tô giống như Sport bike vậy. Có thể người hỏi sẽ không thể hiểu được bạn đang nói gì bởi họ chẳng biết gì về xe mô tô, hoặc cũng có thể họ là người có một pho tàng kiến thức về mô tô phân khối lớn và nghe được câu trả lời của bạn, họ chắc chắn sẽ gật gù rằng bạn đích thị là một dân biker chuyên nghiệp.
Theo giá trị kiến thức thì sport bike chính là một loại xe thể thao phân khối lớn. Xe được thiết kế bằng khí động học với mục đích để đảm bảo cho chiếc xe thể thao này có thể chạy với tốc độ nhanh và xứng danh là “một con hổ” trong giới tay đua mô tô.
Xem thêm: 5 Dòng Xe Moto Cho Nữ Thấp Bé Nhẹ Cân, Lựa Chọn Xe Phân Khối Lớn Dành Cho Chân Ngắn
Kiểu dáng của xe được thiết kế đậm chất thể thao, theo đó, người ngồi trên nó sẽ hơi chúi người về phía trước, mông được đẩy cao lên và đầu thì thấp xuống. Một khí chất khỏe khoắn, rắn giỏi toát lên thật khiến những người trông thấy phải trầm trồ.
Tuy nhiên, có một nhược điểm nhỏ đến từ kiểu dáng này. Các biker khi lướt trên chiếc xe này phản ánh rằng, nó khiến cho người lái dễ bị đau lưng, mỏi chân tay nếu di chuyển trên đường đông vì phải đi chậm. Nhưng không sao cả, xe được thiết kế để phù hợp đối với những làn đường vắng cho nên khi trở về đúng môi trường đó, chiếc xe vẫn khiến các tay lái hài lòng.
Nếu như bạn đã gặp qua hoặc nghe nhắc tới những cái tên như Yamaha FZ16, Win100, Suzuki GSR 750, Ducati Monster 795,… thì đó chính là những chiếc xe đình đám thuộc dòng Sport bike.
3.2. Xe mô tô Naked Bike
Naked bike có cấu tạo được bỏ bớt vỏ ở bên ngoài, khoe ra khối động cơ vô cùng mạnh mẽ, đầy “nam tính”. Đặc điểm của Mô tô Naked Bike nổi bật với toàn bộ vỏ nhựa hoặc vỏ sắt lắp tại các khu vực bình xăng, dè trước, dè sau,… Điều này cũng không khó hiểu bởi vì tính khí động học không phải là yếu tố tiên quyết khi sản xuất các dòng xe này.
Mục đích của chiếc Naked bike nhằm giúp cho người lái có thể linh hoạt và dễ dàng điều khiển chiếc xe trong điều kiện ở những tuyến đường nội thành, vùng đông dân cư. Hầu hết những chiếc xe mô tô này đều được vận hàng với khối động cơ của Sport bike nhưng kèm theo là một vài giới hạn nhất định ở mã lực hay mô – men xoắn,…
Dù là ung dung dạo phố hay trải nghiệm với nguồn tốc độ cao ở các đoạn đường trường thì chiếc xe vẫn có thể tạo ra cảm giác dễ chịu khi bạn điều khiển chúng. Chỉ có điều, trái ngược với các dòng Sport Bike, những chiếc mô tô Naked Bike lại khiến người ta dễ mệt hơn nếu chạy với tốc độ cao hơn 100 km/h, lý do là bởi vì dòng xe này “ăn gió” nhiều hơn.
Cụm tay lái của dòng Naked có phần cao hơn so với dòng xe Sport cho nên dáng ngồi cũng sẽ cao hơn và lưng thẳng hơn.
3.3. Xe mô tô Cruiser
Nếu bạn đã bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông có vẻ luống tuổi cưỡi trên một chiếc xe mà tiếng bô nổ ầm ỹ khắp cả dãy phố mang đặc trưng của động cơ V – twin thì chắc chắn anh ta đang điều khiển một chiếc Cruiser – Bike. Vậy bạn biết gì về dòng xe này?
Các dòng xe mô tô phân khối lớn
Nằm trong phân khúc dòng xe mô tô phân khối lớn, chiếc Cruiser – bike cũng khá quen thuộc đối với chúng ta vì nó xuất hiện nhiều trên đường phố. Đôi khi bạn chẳng cần phải là một dân chơi thực thụ đối với mô tô thì sự xuất hiện quen thuộc của dòng xe này chắc chắn cũng khiến bạn có đôi chút hiểu biết, ít nhất là có thể nhận diện được nó qua kiểu dáng.
Xe được thiết kế với trọng tâm khá thấp cho nên người lái sẽ ngồi hơi lùi về phía sau. Những mẫu xe này đầu có thiết kế phần gác chân đưa lên vị trí phía trước, mục đích là để tạo ra được tư thế ngồi hết sức thoải mái cho người lái xe.
Một đặc điểm nữa của dòng Cruiser – Bike đó là sử dụng động cơ V – Twin, xi – lanh có dung tích khá lớn, lại có tua máy và vận hành thấp cho nên khi điều khiển khá dễ dàng, quan trọng hơn cả là có thể giúp cho người lái có thể duy trì được một tốc độ ổn định.
Không biết là hữu ý hay vô tình mà những chiếc xe Cruiser lại được đại đa số những người lớn tuổi ưa chuộng vì nó có dáng ngồi thoải mái. Với bánh trước của xe nhỏ tạo cho xe có được khả năng dẫn lái tốt cho nên chiếc xe này khá linh hoạt trong khi di chuyển tại những đoạn đường nhiều cua, bánh sau có thiết diện lớn rất thích hợp để tăng độ bám cho xe.
Vậy đại siện tiêu biểu của dòng Cruiser – Bike là chiếc phân khối lớn nào? Nhắc tới Cruiser – Bike là chúng ta nhắc tới những chiếc xe Harley – Davidson to lù, mỗi khi nổ động cơ có âm thanh vang như sấm thì khiến người ta phải giật mình.
Xuất hiện trên thị trường Việt Nam có rất nhiều chủng loại thuộc Cruiser – Bike, từ kiểu dáng nhỏ nhắn như chiếc Suzuki GN125 cho tới hình dạng to và cao của chiếc Shadow, Honda Steed, Triump 2300cc, Harley – Davidson Night – Rod,…
Xem thêm: “Xe Đạp Thể Thao” Giá Tốt Tháng 4, 2021, Mua Bán Xe Đạp Thể Thao Cũ Mới Giá Rẻ
Còn rất nhiều dòng khác nữa thuộc phân khúc mô tô phân khối lớn. Nếu là một người mê xe, có lẽ chỉ từng ấy lời diễn giải sẽ không thể làm thỏa mãn được bạn. Nhưng nếu muốn sở hữu một trong số những chiếc xe vừa kể thì nhất định bạn cần phải hiểu xe mô tô là gì trước đã nhé.