Cũng giống như nhiều người Việt không sinh ra ở nước ngoài, tôi đã từng bỡ ngỡ vô cùng khi cái tên Thích Nhất Hạnh nổi tiếng toàn thế giới nhưng chính mình lại chưa từng nghe nói đến trong suốt quãng đời ở quê hương.

Đang xem: Sư ông thích nhất hạnh

Từ một gia đình trung thành với chính quyền miền Nam cũ của Ngô Đình Diệm, họ kể cho tôi rằng sư ông là người kịch liệt phản đối chiến tranh.

Và chính vì tư tưởng phản chiến ấy, nhiều người của chính quyền miền Nam ủng hộ sự can thiệp của quân đội Mỹ căm ghét ông. Cho đến tận bây giờ, sư ông vẫn bị coi là “cộng sản nằm vùng”, “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.

Với gia đình người Việt tị nạn này, họ có niềm tin chắc chắn rằng câu chuyện tang thương của mình có “bàn tay của sư ông”. Tuy nhiên, gia đình này cũng phủ nhận lý do sư Ông tham gia phản chiến là vì chính quyền thân Thiên Chúa Giáo của Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp tăng ni phật tử. Họ cho rằng đó chỉ là cái cớ để sư ông kêu gọi lật đổ chính quyền.

Cảm xúc thứ hai về sư ông đến từ chính thế hệ con cháu của gia đình tôi nhắc tới ở trên. Đó là những người gốc Việt trẻ tuổi có cơ hội tiếp xúc rộng hơn với thông tin đa chiều và cách nghĩ không còn quá bị ám ảnh bởi quá khứ đau thương. Trong khuôn viên của một trong những trường ĐH hàng đầu của Mỹ, hai anh em cùng đang làm bằng tiến sĩ mong tôi không nên phán xét cha mẹ họ quá nặng nề.

Đối với những người trẻ như họ, sư ông là một nhân vật tôn giáo có tầm vóc quốc tế, và cũng như nhiều người đã nhận định, có sức ảnh hưởng ngang tầm với đức Đạt Lai Lạt Ma.

*

Nguồn hình ảnh, Tu viện Làng Mai

Tuy nhiên, sư ông cũng đồng thời là một người “ngây thơ chính trị”. Ông đã bị chính quyền cộng sản của cả ngày xưa lẫn hiện nay ở Việt Nam lợi dụng. Ngoài nước, họ hài lòng với việc tên tuổi của sư ông nâng tầm hình ảnh Việt Nam trong con mắt thế giới. Trong nước, họ ngăn cản sự ảnh hưởng của sư ông, báo đài kìm chế đưa tin về các hoạt động của sư ông. Chính vì thế, người trong nước trước đây không mấy ai biết sư ông nổi tiếng ra sao.

Những người trẻ gốc Việt này nhìn thấy sự ngây thơ chính trị của sư ông trong việc “hợp tác” với chính quyền khi trở về giảng đạo, im lặng trước sự can thiệp của chính quyền vào tôn giáo, chính trị hóa tôn giáo, cản trở tự do tôn giáo. Điều này đối lập hoàn toàn với hình ảnh của sư ông hồi trước năm 75.

Xem thêm: Mình Cần Bán Xe Vespa Cũ Kilu, Mua Bán Xe Vespa Cũ Mới: Giá Xe Vespa 05/2021 Tp

Cảm xúc thứ ba gắn với sư ông là khi tôi tình cờ trò chuyện với một sư cô từng tu tại Làng Mai. Suốt cả chuyến bay dài gần chục tiếng và rất nhiều năm sau đó, sư cô cung cấp cho tôi cái nhìn của người trong cuộc về những vấn đề mà sư ông phải đối mặt.

Sau khi miền Nam về tay chính quyền cộng sản vào năm 75, chính những người thắng trận theo tư tưởng vô thần lại không trọng dụng và đặt lòng tin vào Thích Nhất Hạnh. Nguyên lý bất bạo động, tách tôn giáo khỏi chính trị, và mơ ước phát triển đạo Bụt thống nhất, trở thành nền tảng của đạo đức và lối sống của sư ông không thực sự thuyết phục những người cộng sản. Kẻ thù của cả hai chiến tuyến đều không coi sư ông là đồng minh.

Cũng theo sư cô, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được coi là cánh tay nối dài của một chính quyền toàn trị. Điều này mâu thuẫn với việc sư ông muốn về quê hương giảng dạy nhưng không muốn trở thành một phần của chế tài chính trị. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải (2005), sư ông đề nghị “giáo hội nên tách khỏi Nhà nước, đại diện của tôn giáo không bị buộc phải có chân trong Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, không giữ chức vụ nhà nước, không nhận chỉ thị từ Chính phủ”.

Nguyên tắc tôn giáo phải được độc lập với chính trị mà sư ông theo đuổi khiến chính quyền hiện tại đối xử với sư ông một cách dè chừng, thậm chí gián tiếp can thiệp với ý đồ quản chế mà câu chuyện ở tu viện Bát Nhã là một ví dụ. Trên báo Công An Nhân Dân, sau khi đưa ra kiến nghị, sư ông được mô tả như sau: “Nhìn nét mặt tự mãn của ông, hầu hết tăng ni xưa kia kính nể ông qua những cuốn sách ông viết bao nhiêu thì giờ càng cảm thấy thất vọng về ông bấy nhiêu”.

*

Nguồn hình ảnh, Tu viện Làng Mai

Khi Sư ông khẳng định Pháp môn Làng Mai độc lập với Giáo hội Phật giáo VN, báo Công an nhân dân viết:

“Ôi trời! Ông đưa người của ông vào nhà người ta, ông quây lấy một góc, nấu nướng, ăn uống, ngủ nghê, tắm giặt… rồi ông bảo “góc” của ông là góc độc lập, chuyện sinh hoạt của ông là chuyện “nội bộ”, chủ nhà không có quyền can thiệp thì ai chịu nổi!”

Và cuối cùng, cách thực hành tu tập một cách tối giản, diệt bỏ phần lớn các nghi thức, lễ lạt, sự tôn vinh, danh vọng và uy quyền của sư ông gần như đối chọi với cách mà Phật giáo ở Việt Nam đang được người dân lĩnh hội. Ví dụ, khi nói về cái chết của mình, sư ông tuyên bố ngay từ khi còn sống:

“Đừng lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?

Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng là có Thầy!

Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích.

Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: Trong này không có gì. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa: Ngoài kia cũng không có gì. Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót: Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.

Xem thêm: Đăng Ký Mua Xe Máy Yamaha Trả Góp Lãi Suất 0%, Kiến Thức Mua Xe Trả Góp

Đem tro của Thầy mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *