Mạng China.com mới đây đăng bài viết của nhà bình luận người Trung Quốc Chiến Hào về nguy cơ nổ ra 3 cuộc chiến tranh lớn và ứng phó của Trung Quốc, với một số nội dung đáng chú ý:

Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược hàng đầu, tìm mọi cách chèn ép Trung Quốc, nguy cơ và sức ép chiến tranh đang dần hiện hữu. Hiện Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ nổ ra 3 cuộc chiến tranh lớn.

Đang xem: Chiến tranh biên giới việt

Nguy cơ chiến tranh Đài Loan

*

Bà Thái Anh Văn (áo đen, đứng giữa) tới thăm một căn cứ tên lửa. Ảnh: EPA

Một là, Trung Quốc đứng trước lựa chọn sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan hay hòa bình thống nhất, trước đây trong xã hội có ý kiến khác nhau. Về tình cảm, đa số ủng hộ hòa bình thống nhất, không mong muốn sử dụng vũ lực; về chính trị, Trung Quốc vẫn kiên trì chủ trương hòa bình thống nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bờ xấu đi, mưu đồ “Đài Loan độc lập” của chính quyền Thái Anh Văn ngày càng lộ rõ, sức nhẫn nhịn của công chúng Trung Quốc giảm, ngày càng nhiều người cho rằng cần dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. Sự thay đổi tâm lý trong xã hội Trung Quốc cho thấy, công chúng dần mất niềm tin vào hòa bình thống nhất, cho rằng, hòa bình thống nhất sẽ để lại khá nhiều “di chứng”, cần sử dụng vũ lực thống nhất. Bên cạnh đó, việc thế lực phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tăng cường can thiệp, khiến dư luận Trung Quốc cho rằng khả năng hòa bình thống nhất ngày càng thu hẹp. Từ góc độ chiến lược, Trung Quốc không từ bỏ hy vọng về việc thực hiện hòa bình thống nhất, không muốn Đài Loan trở thành con bài để Mỹ chèn ép và kiềm chế Trung Quốc. Nhưng nếu không còn sự lựa chọn nào khác, để ngăn chặn “Đài Loan độc lập”, Trung Quốc sẽ buộc phải quyết định sử dụng vũ lực tùy theo tình hình thực tế.

Hai là, về phía Mỹ, mục tiêu chiến lược của Mỹ là chèn ép, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đã sử dụng hết sức mạnh trong trận chiến thương mại, nhưng không có kết quả, chiến tranh công nghệ cũng không đánh bại được Trung Quốc, trong bối cảnh đó, Mỹ muốn mạo hiểm với Trung Quốc trong vấn đề địa chiến lược, “Đài Loan” là con bài dễ lợi dụng nhất, do đó, Mỹ đã kích động chính quyền Thái Anh Văn quấy nhiễu Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ hy vọng hiện diện quân sự ở Đài Loan và “Nam Hải” (Biển Đông) để kiềm chế Trung Quốc về quân sự. Trước đây, Mỹ luôn muốn mở rộng việc đóng quân ở Philippines, nhưng Chính phủ Duterte phản đối, nên không thể thực hiện được. Hiện Mỹ đã chuyển hướng sang Đài Loan và các đảo do Đài Loan kiểm soát. Mới đây, thông tin về máy bay quân sự Mỹ cất/hạ cánh ở Đài Loan liên tục rò rỉ, thực tế Mỹ muốn qua đó thăm dò Trung Quốc, nếu Trung Quốc thiếu kiên quyết hoặc xem nhẹ, Mỹ sẽ bố trí quân đội trên một số đảo của Đài Loan. Thời gian tới, Mỹ sẽ ra sức trang bị vũ khí cho Đài Loan, nhằm “cân bằng” giữa hai bờ về quân sự, tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực eo biển Đài Loan. Việc Mỹ – Đài thách thức Trung Quốc về quân sự, nếu vượt qua giới hạn đỏ, có thể dẫn tới chiến tranh thống nhất Đài Loan.

Ba là, về phía Đài Loan, cơ hội để Đài Loan giành “độc lập” rất hạn chế, tuy nhiên, lãnh đạo Đài Loan cho rằng, chỉ cần 20 triệu dân Đài Loan không muốn thống nhất và Mỹ chèn ép, kiềm chế được Trung Quốc về chiến lược, thì Đài Loan có cơ hội thực hiện “Đài Loan độc lập”. Lãnh đạo Đài Loan một mặt cho rằng, càng kéo dài thời gian, càng ít có cơ hội thực hiện “Đài Loan độc lập”; mặt khác muốn lợi dụng sức mạnh của Mỹ để thực hiện mục tiêu “Đài Loan độc lập”. Với tư duy mạo hiểm như vậy, thời gian tới, được sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của Mỹ, nhiều khả năng lãnh đạo Dân tiến Đảng sẽ có nhiều hành động mạo hiểm hơn.

Xem thêm: Thế Giới Xe Máy Yamaha Việt Nam, Thế Giới Xe Máy

Phân tích từ 3 góc độ trên cho thấy, nguy cơ xảy ra chiến tranh Đài Loan ngày càng lớn. Nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ thống nhất Đài Loan, nhưng Trung Quốc cần tính tới việc quản lý Đài Loan sau thống nhất và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc khi sử dụng chiến tranh để thống nhất Đài Loan. Để ứng phó với nguy cơ chiến tranh Đài Loan, Trung Quốc cần làm tốt 2 việc: một là, nâng cao năng lực phản ứng nhanh của quân đội Trung Quốc, để khi xảy ra chiến tranh, cần đánh nhanh thắng nhanh, giải phóng Đài Loan, không để Mỹ có nhiều thời gian phản ứng; hai là, chuẩn bị trước và làm tốt công tác tuyên truyền dư luận về việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.

Nguy cơ chiến tranh Trung – Ấn

Ấn Độ có nhiều động thái chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc như bố trí hơn 100 nghìn quân, vận chuyển vật tư trang bị đến khu vực tranh chấp Lakah, tăng chi phí quốc phòng và tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự. Ấn Độ đợi thời cơ mâu thuẫn Trung – Mỹ gay gắt, tình hình eo biển Đài Loan xấu đi để tấn công Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ cũng muốn lợi dụng sức mạnh của các nước phương Tây như Mỹ, kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Á, Ấn Độ Dương, ngăn chặn hoặc kiềm chế nguy cơ từ sáng kiến “Vành đai, Con đường” đối với Ấn Độ, đồng thời, củng cố lợi ích của Ấn Độ ở khu vực Nam Á, nhằm “trục lợi” trong tranh chấp Trung – Ấn. Trước hành động quân sự và hành vi chiến lược mạo hiểm của Ấn Độ, Trung Quốc cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trước hết cần chuẩn bị tinh thần chủ động ứng phó, chuẩn bị tốt năng lực tác chiến thần tốc, đồng thời ra sức ủng hộ Pakistan. Nói cách khác, Trung Quốc một mặt cần xây dựng năng lực đánh bại Ấn Độ trong thời gian chớp nhoáng, mặt khác giúp Pakistan đối phó với Ấn Độ, khiến Ấn Độ mất sức và thất bại ở khu vực Kashmir.

Xem thêm: Main Điện Thoại Là Gì Và Những Vấn Đề Thường Gặp, Main Điện Thoại Là Gì

Nguy cơ chiến tranh Trung – Mỹ

Nhiều người cho rằng, Trung – Mỹ không thể xảy ra chiến tranh, suy nghĩ này trước đây khá hợp lý, do chiến tranh với Trung Quốc khiến Mỹ trả giá đắt; tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác, Mỹ đã coi Trung Quốc là kẻ thù và đối thủ cạnh tranh hàng đầu, cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa vị trí bá quyền toàn cầu của Mỹ. Đối với Mỹ, vị trí bá chủ toàn cầu mang lại lợi ích chiến lược to lớn, nếu mất đi vị trí này, lợi ích của Mỹ sẽ bị tổn thất nặng nề. Trong tình hình đó, khả năng Mỹ thực hiện các hành động mạo hiểm chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hành vi mạo hiểm quân sự, lớn hơn nhiều so với trước đây, mục đích không nhằm khai chiến với Trung Quốc, mà muốn tạo ra sự bao vây và tấn công Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, nhằm chứng tỏ Mỹ đã khống chế được Trung Quốc, kiểm soát toàn thế giới. Mỹ có thể tiến hành 2 hành động quân sự mạo hiểm: một là, triển khai hành động quân sự tại các đảo ở “Nam Hải” (Biển Đông), như sử dụng máy bay không người lái tấn công vào các đảo của Trung Quốc, sau đó giải thích là “công kích nhầm”, thủ đoạn này nhằm thử giới hạn đáy của Trung Quốc, nếu Trung Quốc nhẫn nhịn, Mỹ sẽ từng bước lấn tới, không ngừng gây sức ép và thách thức, khiến Trung Quốc ngày càng rơi vào thế bị động. Hai là, sau khi phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan và chiến tranh Trung – Ấn, sẽ tấn công vào các đảo của Trung Quốc ở “Nam Hải”, cử hàng không mẫu hạm vào vùng biển của Trung Quốc, hình thành cục diện bao vây, tấn công Trung Quốc. Dù kịch bản nào xảy ra, Trung Quốc cũng cần cứng rắn đối đầu với Mỹ, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện và năng lực ứng phó trước khi Mỹ triển khai các hành động quân sự mạo hiểm; cần dùng “quả đấm thép” quyết chiến chớp nhoáng, không để Mỹ có cơ hội huy động nguồn lực ứng phó với Trung Quốc, lợi dụng sự chèn ép của Mỹ để phản công chiến lược, làm thất bại ý đồ lợi dụng địa chiến lược để tấn công Trung Quốc của Mỹ./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *